Các loại đèn trên xe ô tô và cách sử dụng đèn hiệu quả
Trên một chiếc xe hơi thường có khá nhiều loại đèn được lặp đắt ở nhiều vị trí khác nhau với công năng sử dụng khác nhau mà không phải ai cũng hiểu rõ. Hệ thống đèn trên xe ô tô không quá phức tạp tuy nhiên để sử dụng đúng chức năng, đúng trường hợp thì hẳn nhiều người còn bỡ ngỡ. Bài viết hôm nay đại lý phụ tùng ô tô Duy Tân sẽ giới thiệu tới các bạn những loại đèn cơ bản có trên các dòng xe hơi hiện nay để các bạn dễ dàng sử dụng trong khi vận hành xe.
Đèn chiếu sáng cos - far (cốt - pha)
Đèn chiếu sáng cốt - pha là loại đèn chiếu sáng khi trời tối được lắp đặt ở vị trí phía đầu xe giúp người lái xe dễ dàng quan sát được đường đi, tình trạng giao thông hay chướng ngại vật để đưa ra cách xử lý kịp thời. Hệ thống đèn chiếu sáng này được chia làm hai phần: phần cốt (cos) và phần pha (far). Khi đèn ở chế độ cốt nó sẽ làm nhiệm vụ chiếu sáng ở khoảng gần phía trước đầu xe, giúp người điều khiển xe nhìn rõ đường đi trong phạm vi gần. Ngược lại, khi đèn ở chế độ pha, đèn sẽ có khả năng chiếu sáng ở khoảng cách xa hơn, dễ dàng quan sát được tình trạng giao thông ở vị trí xa.
Có nhiều người lái xe không hiểu rõ về chức năng của hệ thống đèn này nên thường sử dụng không đúng, gây trở ngại cho những người tham gia giao thông khác. Nếu bạn đi xe trên đoạn đường có nhiều phương tiện qua lại, bạn nên sử dụng đèn cốt làm đèn chiếu sáng để đảm bảo khả năng quan sát mà không làm ảnh hưởng tới những phương tiện đi ngược chiều. Đối với chế độ đèn pha, bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp không có phương tiện khác đi ngược chiều hoặc cùng chiều phía trước đầu xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm đèn pha để hỗ trợ quan sát xa hơn trên đường trường.
>> Xem thêm: đèn pha ô tô
Đèn định vị ban ngày (Daytime Running Light)
Đèn định vị ban ngày có chức năng tăng khả năn nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác. Với những dòng xe ô tô đời mới, loại đèn này được các hãng sản xuất áp dụng công nghệ LED để tăng tính thẩm mỹ và khả năng nhận diện. Còn các dòng xe đời cũ thường được trang bị đèn DRL dạng sợi đốt. Ngày nay, đèn định vị ban ngày đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đèn xi-nhan (signal)
Đối với người điều khiển xe ô tô hay xe mới không còn xa lạ gì với hệ thống đèn xi-nhan. Đây là hệ thống đèn được các hãng sản xuất xe ô tô lắp đặt về phía 2 bên thân xe với màu cam để nhận biết. Đèn xi-nhan có nhiệm vụ báo hiệu hướng di chyển của bạn tới các phương tiện tham gia giao thông khác để tránh gây ra va chạm.
Đối với một số dòng xe phân khối lớn và ô tô, đèn xi-nhan còn có nhiệm vụ làm đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) khi đồng thời cùng bật/tắt liên tục thông qua nút bấm hình tam giác trên bảng điều khiển. Tại Việt Nam, nhiều người lái đã nhầm tưởng rằng khi muốn báo hiệu đi thẳng thì bật loại đèn này. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng.
Đèn hậu ô tô
Đèn hậu là loại đèn thường được lắp đặt ở phía sau đuôi xe với quy định sử dụng màu đỏ. Đèn hậu ô tô có nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, vừa làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Ở các dòng xe cao cấp, lực phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng khiến người phía sau có thể nhận biết được tính khẩn cấp của việc giảm tốc độ. Chính vì thế, đèn hậu xe hơi khá quan trọng, giúp giảm thiểu được các va chạm từ phía sau.
Ngoài ra, cụm đèn hậu ô tô còn được tích hợp một đèn màu trắng làm đèn cảnh báo xe lùi khi người lái chuyển về số R. Đây cũng là dấu hiệu để các lái xe phía sau biết rằng xe phía trước đang ở số lùi và có sự chuẩn bị để tránh làm vướng đường hoặc va chạm.
>> Xem thêm: đèn hậu ô tô
Đèn sương mù
Đèn sương mù hay còn gọi lại đèn gầm ô tô với nhiệm vụ chính là giúp cho người lái xe có thể quan sát tốt những chướng ngại vật, các phương tiện đang tham gia giao thông để có những biện pháp cách xử lý một cách an toàn nhất.. Đây là loại đèn được sử dụng trong điều kiện thời tiết nhiều sương mùa hoặc khói bụi làm giảm khả năng quan sát của người lái xe.
Đèn sương mù thường được các hãng xe lắp đặt tại vị trí khá thấp ở phía trước đầu xe với mục đích tránh làm chói mắt người điều khiển xe đối diện. Đèn sương mù thường được trang bị ánh sáng màu vàng để giúp các phương tiện dễ dàng nhận biết.