Những triệu chứng báo động cần thay phanh xe ô tô
Hệ thống phanh của xe hơi có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho người và xe khi đang vận hành trên đường. Hệ thống phanh của xe hơi có các bộ phận chính như: má phanh, đĩa phanh, piston phanh... có tác dụng làm giảm tốc độ chuyển động, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định.
Hệ thống phanh xe là một trong những phụ tùng oto cần được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra sự cố liên quan tới phanh xe. Trong các dòng xe hơi và xe tải nhẹ hiện nay, các nhà sản xuất chủ yếu sử dụng hệ thống phanh đĩa phía trước, phía sau sử dụng phanh tang trống để giảm chi phí, mặc dù nếu sử dụng phanh đĩa cho cả phía trước và phía sau sẽ tốt hơn nhưng chi phí xe lại đội lên khá nhiều.
Trong quá trình sử dụng xe ô tô không thể tránh khỏi sự hao mòn, hỏng hóc của hệ thống phanh. với phanh đĩa, nếu sự hư hỏng chỉ ở mức độ nhẹ thì chỉ cần thay má phanh là cả hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp, đĩa phanh bị cong vênh thì bạn chỉ cần làm láng đĩa phanh để loại bỏ các điểm gồ ghề và làm cho độ dày của đĩa phanh đồng nhất thì hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động tốt.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất phu tung toyota, thời gian thay phanh là khoảng 2 năm hoặc khi xe chạy được 38000 km trước khi má phanh chạm đến mức mòn tối đa. Tuy nhiên, trong từng hoàn cảnh khác nhau, địa hình khác nhau và việc sử dụng xe khác nhau sẽ có ảnh hướng khác nhau đến hệ thống phanh của xe ô tô. Nếu xe hơi của bạn thường xuyên sử dụng chạy trên những cung đường bằng phẳng, có lưu lượng xe đông đúc thì thời gian thay phanh xe sẽ dài hơn những chiếc xe ô tô thường xuyên chạy đường trường, cao tốc hoặc địa hình đồi núi.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng xe, bạn nên chú ý những yếu tố như phanh xe không ăn, bóp phanh nhưng tăng nhẹ ga thì xe vẫn di chuyển, đèn cảnh báo phanh sáng, tiếng ồn trong quá trình đạp phanh, xe rung hoặc chệch hướng… để có cách khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho người và xe. Dưới đây là một số những triệu chứng ảnh hưởng tới hệ thống phanh xe ô tô bạn cần chú ý:
Tiếng ồn: Khi bạn thường xuyên nghe thấy xe phát ra những tiếng động như gào thét, mài mòn, rít lên khó chịu khi bạn nhấn phanh. Điều này cho thấy má phanh xe của bạn đã mòn đến mức độ cảnh báo, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Lúc này, việc cấp bách cần đặt lên hàng đầu là thay phanh ngay lập tức. Còn nếu tiếng ồn không kéo dài thì có thể hệ thống phanh bị bẩn, chỉ cần vệ sinh làm sạch là xe sẽ hoạt động bình thường.
Xe bị rung, chệch hướng sang một bên khi phanh: Đây cũng là tình trạng nghiêm trọng không kém, bởi nếu đi trên những đoạn đường hẹp mà gặp phải vấn đề này thì vô cùng nguy hiểm. Nếu chưa chắc chắn thì có thể chọn một vùng trống, chạy xe với nhiều tốc độ rồi nhấn phanh để kiểm tra.
Bàn đạp phanh sát sàn: Khi bạn đạp bàn đạp phanh xe hơi mà có cảm giác không chắc chắn hoặc bàn đạp chạm tới sàn xe phanh mới hoạt động thì có thể do dầu phanh giảm do rò rỉ hoặc bị lẫn nước nên không tạo ra đủ áp lực. Đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy má phanh bị mòn, cần được kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.
Đạp phanh bị nặng, cứng: Triệu chứng này cho thấy trợ lực phanh đã bị hỏng nên không thể hỗ trợ được bàn đạp. Đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nên không thể truyền tới cơ cấu phanh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó đạp phanh.
Đèn báo phanh nháy sáng liên tục: Có 2 nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này đó là áp suất thủy lực bị mất một bên hoặc dầu thắng xuống thấp tới mức báo động. Dấu hiệu này sẽ kéo theo những tình trạng đã nêu ở trên, nên cần bạn cần kiểm tra càng nhanh càng tốt nếu không muốn gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.
Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cũng như các linh kiện, phụ tùng khác của ô tô thường xuyên và đúng định kỳ là việc hết sức quan trọng khi bạn sử dụng một chiếc hơi. Nếu bạn còn băn khoăn không rõ về lịch bảo dưỡng phụ tùng ô tô, bạn có thể xem thêm bài viết: các phụ tùng xe Toyota cần bảo dưỡng khi chạy được 80.000 km trở lên để hiểu thêm về sự hao mòn, hỏng hóc của các loại phụ tùng xe hơi.
Ngoài ra bạn cần xem thêm bài viết: những suy nghĩ sai lầm khi bảo dưỡng ô tô giúp bạn tránh được những điều không cần thiết, thậm chí có thể gây hại cho xe của bạn.