Thay lọc xăng ô tô, nên hay không?
Các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô luôn đưa ra lời khuyên nên thay lọc xăng sau mỗi khoảng 20.000 km, nhưng có nhiều người dùng thắc mắc tại sao cần phải thay lọc xăng khi cảm thấy xe vẫn hoạt động tốt, không có triệu chứng hỏng hóc ở hệ thống nhiên liệu. Vì vậy, phụ tùng Duy Tân đã nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng rằng có nhất định phải thay lọc xăng ô tô không? Vì chi phí lọc xăng ô tô chính hãng cũng khá đắt.
Để trả lời cho câu hỏi này, Duy Tân sẽ nói qua về lọc xăng, cấu tạo và hoạt động của lọc xăng để giúp các bạn hiểu rõ nhất về vấn đề này.
Cấu tạo của lọc xăng
Lọc xăng thường sẽ gồm 2 phần: phần lõi và phần vỏ
- Phần lõi: có thể là giấy đã được xử lý, một hỗn hợp của xenlulo và sợi tổng hợp, sợi thủy tinh, đồng được kết lại; thậm chí là lưới nilon loại tốt.
- Phần vỏ: thường được làm bằng kim loại chống gỉ, có khả năng chịu lực.
Tùy vào loại động cơ mà sử dụng lọc xăng khác nhau.
Nhiệm vụ của lọc xăng
Lọc xăng ô tô thường được gắn trên đường ống dẫn xăng ngay phía ngoài thùng nhiên liệu để đảm nhận chức năng ngăn cản sự xâm nhập của cặn bẩn, tạp chất có trong xăng trước khi xăng được đưa đến động cơ, nhờ vậy mà động cơ hoạt động hiệu quả, tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm nhiên liệu.
Nếu xăng không được lọc, cặn bẩn có trong xăng có thể bít kín gíc-lơ bên trong bộ chế hòa khí. Đối với động cơ phun nhiên liệu, lượng nhiên liệu phun được tính toán theo thời gian phun. Cặn bám làm lỗ phun nhỏ hơn, buồng đốt nhận ít nhiên liệu hơn so với yêu cầu, máy chạy yếu. Thậm chí, với dị vật có kích thước lớn có thể làm tắc vòi phun hoặc làm kim phun đóng không kín đôi khi lại làm nó sẽ dính chặt với đế. Đối với động cơ diesel nhiên liệu sạch có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới dung sai đóng của bơm cao áp.
Sau thời gian làm việc dài, cặm bám làm tắc nghẹt lọc xăng, nhiên liệu không được cung cấp đầy đủ tới động cơ dẫn đến phát sinh một số vấn đề liên quan đến khởi động, động cơ thiếu công suất hoặc chết máy ở tốc độ cao. Chết máy khi đang chạy trên đường cao tốc làm toàn bộ hệ động lực truyền lực bị quá tải. Dù trong tình huống này ly hợp hoặc biến mô sẽ trượt để giảm thiểu hư hại cho hệ thống, nhưng hư hỏng vẫn có thể xảy ra.
Hệ thống động lực từ động cơ xuống dưới bánh xe luôn làm việc một cách đồng bộ, tương ứng với tốc độ chạy của động cơ sẽ là tốc độ quay bánh chủ động. Chết máy, bánh đà dừng quay trong khi đó theo quán tính bánh xe và hệ thống truyền lực vẫn tiếp tục vận hành. Xung lực va đập xuất hiện giữa các chi tiết quay và cố định có thể phá hỏng một vài chi tiết.
Lọc xăng cũng như các linh kiện khác ở trên xe ô tô đều có một thời hạn sử dụng nhất định; đến thời hạn đó việc xảy ra hư hại, hỏng hóc là khó tránh khỏi. Vì vậy, việc thay mới lọc xăng ô tô theo lời khuyên của các chuyên gia trong ngành ô tô là cách tốt nhất để đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống nhiên liệu và động cơ.