Hướng dẫn làm mát bộ tản nhiệt trên xe ô tô

Bộ tản nhiệt hay còn gọi là hệ thống làm mát trên xe ô tô gồm các chi tiết như két nước ô tô, ống dẫn nước, nước làm mát, quạt két nước... đảm nhận nhiệm vụ làm mát cho hệ thống động cơ, đảm bảo giữ nhiệt độ của động cơ không vượt quá ngưỡng cho phép để động cơ hoạt động ổn định, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng bộ phận tản nhiệt cần phải làm việc nhiều hơn để nhiệt độ động cơ không tăng cao. Hệ thống làm mát hoạt động liên tục như vậy thì có bị nóng không? hiệu suất làm việc có bị giảm xuống khi nhiệt độ môi trường tăng cao? Có cách nào để giúp hệ thống làm mát kéo dài tuổi thọ không?

Đó là những câu hỏi mà nhiều khách hàng cần sự tư vấn của Duy Tân đã gửi tới và chúng tôi xin được trả lời như sau:

Các bộ phận trên xe ô tô nói chung và hệ thống làm mát nói riêng nếu phải hoạt động liên tục trong một thời gian dài thường sẽ sinh nhiệt, tuy nhiên lượng nhiệt nhiều hay ít thì tùy thuộc vào vị trí lắp đặt cũng như khả năng tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường. Đối với hệ thống làm mát phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt lượng lớn sinh ra bởi động cơ nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của bộ phận này, đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường tăng cao.

Để đảm bảo cho bộ phận làm mát hoạt động tốt, ổn định các chủ xe cần phải giữ cho hệ thống này không bị gỉ sét, không tích tụ cặn bẩn, tạp chất bởi các chất gây ô nhiễm. Bạn cần thay dầu cho xe (khoảng 2 năm một lần) và làm mát bộ tản nhiệt theo các bước sau đây:

Chuẩn bị

  • Hóa chất chống đông (1 hoặc 2 ga-lông hoặc 4 đến 8 lít; nước (1-2 ga-lông hoặc 4-8 lít)
  • Một chậu đựng nước thải hoặc một chiếc xô
  • Một ống dẫn nước tưới có vòi
  • Một đôi găng tay lao động (tốt hơn là loại không thấm nước)
  • Một bài chải ni long có sợi lông mềm
  • Một xô nước có bọt
  • Kính bảo hộ
  • Một thùng đựng chất thải có thể bịt kín (hóa chất chống đông rất độc nên cần được dự trữ và thải loại một cách cẩn thận)
  • Giẻ lau
  • Một bộ cờ lê và tua vít (nếu có)

 

Thực hiện

Trước hết, phải chắc chắn rằng động cơ xe đã mát. Nếu động cơ còn đang nóng, khi bạn đổ chất lỏng làm nguội lên sẽ tạo ra một áp lực cao trong bộ tản nhiệt; khi đó bạn có thể bị bỏng khi tháo nắp của bộ tản nhiệt. Hơn nữa, nước lạnh cũng có thể gây hại cho động cơ khi động cơ đang nóng.

Bước 1: Lau bộ tản nhiệt

Nâng và cẩn thận cài thật chặt nắp động cơ để tránh nó sập xuống bất ngờ. Sau đó dùng bàn chải ni-lông và nước có bọt nhẹ nhàng cọ xác các vi trùng và các mảng bám tích tụ tại các vỉ của bộ tản nhiệt. Hãy nhớ phải cọ rửa theo chiều của các cạnh bộ tản nhiệt, chứ không theo chiều ngược lại, do kim loại dễ gãy và có thể dễ dàng bị uốn cong và mất hình dạng ban đầu. Khi các vỉ đã sạch, xả nhẹ nước từ ống vòi lên các vỉ để tất cả các mảng bám trôi đi hết.

Dù bạn chỉ cần phải làm mát bộ tản nhiệt hai năm một lần, bạn cũng nên lau sạch các vỉ của bộ tản nhiệt khi bạn đi được trên dưới 12.000 dặm.

Bước 2: Đặt chậu có ống thoát nước

Việc tháo hết chất lỏng làm nguội đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng. Chất lỏng làm nguội rất độc hại, nhưng nó lại có mùi rất thơm có thể thu hút được trẻ em và động vật.

Việc tháo chất lỏng này phải được giám sát và không bao giờ được phép để chất lỏng chảy xuống mặt đất. Bạn phải nhớ rằng chậu bạn dùng sau đó không được dùng cho mục đích nấu ăn. Chậu dùng này chỉ nên dùng một lần, và chỉ nên là chậu nhỏ để có thể nhét được dưới gầm xe của bạn.

Khi bạn đã tìm được một chậu hoàn hảo rồi, đẩy nó xuống gầm xe, đặt giữa bên dưới ống van thoát nước của bộ tản nhiệt (còn gọi là vòi).

Bước 3: Kiểm tra nắp bộ tản nhiệt

Nắp bộ tản nhiệt cũng giống như cái vung của nó, có tác dụng bịt kín và điều áp chất lỏng bên trong bộ tản nhiệt và giữ cho động cơ xe mát, và sự thay đổi của áp suất được biểu thị chính trên đỉnh nắp của bộ tản nhiệt.

Một nắp của bộ tản nhiệt gồm một cuộn lò xo trải dài giữa đỉnh kim loại phẳng và rộng với một nút bịt nhỏ hơn bằng cao su ở phần đáy. Độ căng giữa lò xo và nút cao su cho phép bộ nắp duy trì áp suất, vì thế nếu cả hai đều dễ nén thì đó là lúc bộ phận nắp đã hỏng và nên được thay thế. Một dấu hiệu khác báo hiệu việc nên thay bộ phận nắp, đó là việc xuất hiện gỉ sét hoặc các mảng bám khô trên nút cao su. Nhìn chung bộ phận nắp nên được thay ít nhất hai năm một lần, vì vậy bạn nên coi việc thay thế này là việc thường xuyên khi làm mát bộ tản nhiệt. Nên nhớ rằng, ở mỗi loại áp suất lại có một loại nắp thích hợp, vì vậy nên nhớ giữ các thông số về các loại áp suất trong sổ sách ghi chép về chiếc xe của bạn.

>> Xem thêm: Phải làm gì khi sôi nước trong két nước ô tô?

Bước 4: Kiểm tra các bàn kẹp và các ống vòi

Bước tiếp theo là kiếm tra các ống vòi và bàn kẹp của bộ tản nhiệt. Có hai ống vòi: một ống ở phần trên của bộ tản nhiệt có nhiệm vụ thải loại chất lỏng nóng khỏi động cơ, và một ống nằm phía dưới làm nhiệm vụ tưới chất lỏng làm mát lên động cơ xe. Bộ tản nhiệt phải được làm ráo nước để các ống vòi trước khi thay các ống vòi, vì vậy bạn nên kiếm tra các ống vòi trước khi dội nước lên động cơ. Nếu bạn phát  hiện ra các ống vòi bị vỡ hoặc bị rò rỉ, hoặc các bàn kẹp nhìn han gỉ, bạn nên thay chúng trước khi làm đầy bộ tản nhiệt. Nếu bạn thấy các ống vòi mềm, thì đó là dấu hiệu tốt báo cho bạn rằng bạn nên thay các ống vòi mới. Nếu bạn phát hiện ra dù chỉ một trong các dấu hiệu trên, thì bạn nên thay thế cả bàn kẹp và ống vòi mới.

Bước 5: Xả chất lỏng làm nguội cũ

Van xả của bộ tản nhiệt (còn gọi là vòi) nên có cái tay cầm để có thể mở nó dễ dàng hơn. Nhẹ nhàng vặn cái vòi (trong khi đi găng tay, bạn hãy nhớ rằng chất lỏng làm nguội này rất độc hại) và để chất lỏng chảy xuống chậu xả bạn đặt dưới gầm xe như trong hướng dẫn ở bước thứ 4. Khi tất cả lượng chất lỏng đã được thải ra ngoài, hãy đóng vòi và dùng phễu đổ chất lỏng làm nguội cũ vào một bình chứa có thể đậy kín được mà bạn đã chuẩn bị trước đó. Sau đó lại đặt chậu xả dưới cái vòi.

Bước 6: Rửa bộ tản nhiệt

Bây giờ là lúc bạn sẵn sàng thực hiện việc rửa bộ tản nhiệt thật sự. Hãy lấy chiếc ống dẫn nước tưới, gắn cái vòi của ống dẫn nước vào ống đựng nước của bộ tản nhiệt, và đổ đầy nước vào bộ tản nhiệt. Sau đó mở vòi của bộ tản nhiệt và để nước chảy ra chậu xả. Làm nhiều lần cho tới khi nào thấy nước xả trong. Hãy nhớ phải đổ tất cả các loại nước thải trong quá trình rửa vào bình chứa có nắp đậy kín, như việc bạn làm với chất xả làm nguội đã bỏ đi. Ở bước này, bạn nên thay thế bất kỳ bàn kẹp hoặc ống vòi nào nếu cần.

Bước 7: Đổ chất lỏng làm nguội vào

Hỗn hợp chất lỏng làm nguội lý tưởng bao gồm 50 phần trăm là hóa chất chống đông và 50% là nước. Nên dùng nước đã chưng cất vào công thức này, vì khi đó nước không còn khoáng chất, do khoáng chất có thể làm biến chất hỗn hợp này và khi đó hỗn hợp này sẽ không phát huy được tác dụng tốt nhất. Bạn có thể trộn trước các thành phần trên với nhau vào một cái bình chứa sạch hoặc đổ trực tiếp các thành phần vào bộ tản nhiệt. Phần lớn các bộ tản nhiệt có thể chứa khoảng 2 ga lông chất lỏng, vì vậy bạn có thể dễ dàng ước lượng lượng chất lỏng bạn cần dùng.

Bước 8: Rút sạch không khí trong hệ thống làm mát

Cuối cùng, bạn cần phải rút sạch các túi không khí có thể đọng trong hệ thống làm mát. Hãy khởi động động cơ mà không đậy nắp bộ tản nhiệt (để tránh việc hình thành áp suất) và để động cơ chạy trong khoảng 15 phút. Sau đó bật hệ thống sưởi cho tới khi nó nóng lên. Việc này sẽ giúp chất lỏng làm nguội được tuần hoàn và khiến lượng không khí còn lại tiêu tan. Khi không khí được thoát ra ngoài, khoảng không gian chứa nó sẽ được giải phóng và nhường chỗ chứa thêm được một ít chất lỏng làm nguội nữa. Và khi đó bạn có thể đổ thêm chất chất lỏng này vào. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận, vì không khí thoát ra khỏi bộ tản nhiệt có thể mạnh và khá nóng.

Sau đó đóng nắp bộ tản nhiệt và dùng giẻ lau sạch lượng chất lỏng tràn ra ngoài.

>> Xem thêm: Sử dụng két nước làm mát ô tô cần chú ý những gì?

Bước 9: Lau chùi và rác thải

Kiểm tra xem có bất kỳ lỗ rò rỉ hoặc vết tràn chất lỏng nào trên vòi không. Hãy vứt bỏ rẻ lau, các ống vòi, bàn kẹp cũ và chậu xả. Đến đây hầu như bạn đã xong việc. Điều quan trọng là bạn phải vứt bỏ hỗn hợp làm nguội cũ đúng cách như bạn thải dầu cũ vậy. Một lần nữa xin nhắc lại rằng mùi và màu sắc của chất lỏng làm nguội cũ này có thế đặc biệt thu hút trẻ em, vì vậy đừng thải loại nó bừa bãi. Hãy mang nó tới một trung tâm rác thải gần nhất, nơi các chất và vật liệu độc hại được xử lý ngay lập tức.

Hãy xem mục Lời khuyên của các chuyên gia về dầu để biết thêm thông tin về việc xử lý các vật liệu độc hại.




Đánh giá khả năng rửa ô tô của máy rửa xe Karcher K2 Full Control
Đánh giá khả năng rửa ô tô của máy rửa xe Karcher K2 Full Control
Trước khi chúng ta đi đánh giá về khả năng rửa xe ô tô của máy rửa xe Karcher K2 Full Control hãy cùng tìm hiểu bộ sản phẩm bao gồm nhữn...
Nên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận xe hơi nào trước chuyến đi xa?
Nên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận xe hơi nào trước chuyến đi xa?
Qúa trình vận hành của xe ô tô vô cùng quan trọng, nó giúp chuyển đi của bạn ổn định và an toàn hơn. Dưới đây l&agrav...
2 cách giúp kiểm tra cầu chì xe hơi nhanh chóng, hiệu quả
2 cách giúp kiểm tra cầu chì xe hơi nhanh chóng, hiệu quả
Đối với các dòng xe ô tô, việc phải kiểm tra định kỳ hệ thống điện như cầu chì, relay, đường dây điện… là điều cần thiết nhằm đảm bảo trong qu&a...
Cách đánh bóng ô tô tại nhà đơn giản, hiệu quả
Cách đánh bóng ô tô tại nhà đơn giản, hiệu quả
Thực tế việc xe ô tô của bạn bị chầy xước, bị bẩn là điều không thể tránh khỏi, nhất là những xe thường xuyên di chuyển nhiều. Rất nhiều bạn muốn tự tay...
Xác định tình trạng ắc quy ô tô đơn giản, nhanh chóng
Xác định tình trạng ắc quy ô tô đơn giản, nhanh chóng
Bình ắc quy ô tô đóng một phần quan trọng, nó quyết định các thiết bị điện trên xe có hoạt động được hay không. Dưới đây là c...
Máy rửa xe 3 pha là gì? Loại nào tốt?
Máy rửa xe 3 pha là gì? Loại nào tốt?
Máy rửa xe 3 pha là gì? Máy rửa xe 3 pha là dòng máy rửa xe chuyên nghiệp, sử dụng điện áp công nghiệp 3 pha, nguồn điện ti&ec...
Chăm sóc ô tô con tại nhà không khó như bạn nghĩ
Chăm sóc ô tô con tại nhà không khó như bạn nghĩ
Nhiều chủ xe thường đưa “xế hộp” của mình đến các garage để chăm sóc định kỳ, nhưng thực tế bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, v...
Top 3 máy rửa xe ô tô con phù hợp dùng tại garage
Top 3 máy rửa xe ô tô con phù hợp dùng tại garage
Với nhu cầu chăm sóc xe tại các garage ô tô, một chiếc máy rửa xe cao áp sẽ giúp công việc của bạn được hoàn thành nhanh chó...
Bạn đã hiểu đúng về nhiên liệu dùng cho ô tô chưa?
Bạn đã hiểu đúng về nhiên liệu dùng cho ô tô chưa?
Việc sở hữu một chiếc xe ô tô tốt đắt tiền hay một chiếc ô tô hạng trung giá vừa phải thì yếu tố giúp cho xe chạy bền và tiết kiệm nhiên li...

LOGO ĐỐI TÁC Phụ tùng ô tô